Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là loại bệnh thường thường xảy ra ở người trẻ tuổi, khi mà họ sinh ra đời họ bị những nguyên nhân khác nhau làm cho tụy tạng( lá mía) sản xuất được ít hoặc không sản xuất được insulin.
Insulin là một hoóc môn giúp cơ thể tiêu thụ lượng đường trong máu, hay còn gọi là Glucose để tạo năng lượng. Cơ thể hấp thụ thức ăn và tạo ra chất béo, chất đạm và chất đường bột. Khi cơ thể tiêu hóa thức ăn chất đường bột sẽ chuyển hóa thành Glucose, sau đó Glucose sẽ được hấp thụ vào máu và lưu thông khắp cơ thể. Insulin giúp cơ thể hấp thụ glucose trong máu để chuyển thành năng lượng. Một tuyến tụy khỏe mạnh sẽ tiết ra đều đặn insulin trong máu, Sau khi ăn, lượng Glucose sẽ tăng và tuyến tụy sẽ chuyển glucose vào các tế bào. Insulin đóng vai trò như chiếc chìa khóa cho phép tế bào mở để cho glucose đi vào trong. người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là do insulin tuyến tụy tiết ra ít hoặc không có. không có insulin glucose trong máu sẽ tăng, không có insulin, tế bào sẽ không hấp thụ được glucose để tạo năng lượng hậu quả glucose vẫn ở trong máu.
Nguyên nhân
Do di truyền học
Do yếu tố của sinh trùng
Do cơ thể tự miễn nhiễm(tự miễn nhiễm là do cơ thể tự chống lại tế bào lá mía (tuyến tụy) làm cho lá mía không hoạt động được
nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1
Nhưng dù là do nguyên nhân nào thì khi các tế bào lá mía (tuyến tụy) bị hỏng thì nó sẽ sản xuất ra ít insulin hoặc không sản xuất thì sẽ làm tăng lượng đường trong máu và sẽ gây hại cho cơ thể.
Các biến chứng
Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì việc giữ theo dõi và giữ lượng glucose trong máu ở mức bình thường là việc rất quan trọng. Có 2 loại biến chứng của tiểu đường tuýp 1:
Biến chứng cấp tính
Khi lượng glucose trong máu thấp thì chỉ trong 1 lúc bạn có thể bị chóng mặt, cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu lượng glucose trong máu xuống quá thấp bạn có thể sẽ mất nhận thức. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Biến chứng mãn tính
– Biến chứng tim mạch: bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị bện động mạch vành, đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, mạch máu ngoại biên tới các chi.
– Biến chứng thận: bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc thận, gây suy thận, bệnh nhân suy thận ở giai đoạn cuối cần chạy thận để duy trì tính mạng.
– Biến chứng mắt: bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc gây ra bệnh mù lòa hoặc giảm thị lực
– Biến chứng thần kinh: việc có quá nhiều glucose trong máu sẽ làm ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ đặc biệt là ở chân, tay. Có thể gây mất cảm giác ở chân, tay,tê chân tay, đau nhức,….
Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường
Các bạn nên biết là việc điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ là việc cần và nhất thiết phải làm nhưng nó chỉ đóng 50% trong việc điều trị của bạn mà thôi, ngoài ra bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với vận động thể lực .
Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn uống đúng bữa, và chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên để cho bụng đói. Không nên ăn những thức ăn, thực phẩm có chứa đường hấp thu nhanh như bánh, kẹo, mứt, nước ngọt. Tiếp theo nên hạn chế ăn những thức ăn có chứa tinh bột như gạo, cháo, cơm, hũ tiếu, những thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn
Người bệnh nên ăn dầu thực vật hơn là chất béo từ động vật, nên tránh ăn mỡ, da và nội tạng, nên tăng cường ăn cá, uống nhiều nước trung bình là 2 lít/ngày và cuối cùng hoa quả đóng một vai trò quan trọng vì nó cung cấp vitamin, chất khoáng cần thiết cho hệ miễn dịch
Có một điều lưu ý mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh là không dùng toa thuốc của người khác và cũng không nên cho người khác mượn toa thuốc vì mỗi bệnh nhân là lại có một mức khác nhau tuy cùng là một loại bệnh, cùng một tuýp nhưng có người giai đoạn đầu, có người giai đoạn cuối vì vậy bạn nên là đến khám trực tiếp tại các bệnh viện cùng với các y bác sĩ chuyên ngành
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846
Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét