Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Tiểu đường biến chứng thần kinh

Theo tổ chức y tế thế giới cho biết hiện nay có khoảng 347 triệu người mắc bệnh tiểu đường.Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42% nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì sẽ là 170%. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách thì sẽ dẫn đến bị biến chứng trong số đó có 44% là người bệnh bị biến chứng thần kinh.

Đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh sọ não, thần kinh tự động và thần kinh ngoại biên.

Khi thần kinh bị tổn thương làm dẫn truyền tín hiệu thần kinh bị chậm lại hoặc sai lệch.

Các dạng tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh ngoại biên: thần kinh ngoại biên bắt nguồn từ tủy sống đến tay, bàn tay, chân, bàn chân, khi bị tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ gây ra các triệu chứng tê mỏi, cảm giác như bị châm chích, hoặc mất cảm giác với các chất kích thích như đau, nóng, lạnh. Nếu mất cảm giác nặng người bệnh không thể nhận biết khi chạm đinh, hay đi giày chật nên dễ dẫn đến biến chứng bàn chân trong đái tháo đường. Thần kinh phần bàn tay ghê tê, đau châm chích, teo cơ bàn tay.

Tổn thương thần kinh tự động: trong đó gây táo bón hoặc tiêu chảy ở hệ tiêu hóa, gây ra hiện tượng tim đập nhanh hơn bình thường, hạ đường huyết khiến người bệnh có cảm giác chóng mặt và có thể gây té ngã.

Ở bộ phận bàng quang thì gây ra 2 nhóm triệu chứng khác nhau trong đó có đi tiểu không tự chủ và khó tiểu bí tiểu.

Ở cơ quan sinh dục nam thì gây ra rối loạn cương bất lực đối với nữ gây ra cảm giác khô âm đạo.
Tổn thương thần kinh sọ não: có thể gặp liệt dây thần kinh vật nhãn gây lác mắt. Với thần kinh trung ương người ta hay nói đến giảm trí nhớ hoặc bệnh lý thần kinh trầm cảm.

biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường
Các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Nhiều bệnh nhân có thể nhầm lẫn nhiều triệu chứng này thành những bệnh khác. Sự lầm tưởng những triệu chứng này có thể dẫn đến các tổn thương về bàn chân, dẫn đến nhiễm trùng thậm chí là cắt cụt cả bàn chân đó, thần kinh tự động ở tim bị tổn thương có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, ngừng tim đột ngột gây tử vong, việc đi ngoài nhiều lần sẽ làm cho bệnh nhân khổ sở, cảm thấy xấu hổ và không hòa nhập được tốt với cộng đồng.

  • Hạ đường huyết dẫn đến chóng mặt, mờ mắt
  • Vã mồ hôi, da khô
  • Khát nước mặc dù đã uống rất nhiều nước
  • Tê mỏi chân tay, như bị kim châm, mất cảm giác ở các chi hoặc nặng có thể dẫn đến teo cơ
  • Gầy sút cân đột ngột
  • Rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần hoặc không đi ngoài mặc dù bàng quang đã căng cứng gây liệt bàng quang.
Điều trị và phòng ngừa biến chứng thần kinh.

  • Khi đau nhức : Có thể do bệnh lý thần kinh, thường không có điều trị hiệu quả và chuyên biệt. Kiểm soát tốt đường huyết có thể làm giảm triệu chứng.
  • Khi mất cảm giác thường không có điều trị chuyên biệt. Cần chú ý tránh bị bỏng, chấn thương xương khớp hay loét.
  • Khi vận động yếu thường đưa đến yếu cơ và teo cơ, do đó vật lý trị liệu là cần thiết để phục hồi chức năng vận động
  • Khi có biến chứng thần kinh bàng quang, bàng quang luôn ứ đọng nước tiểu, hay tiểu không hết. Nên ép bằng tay hay thông tiểu mở ra mỗi 3-6 giờ mỗi ngày.
  • Biến chứng thần kinh có thể xảy ra và gây đột tử. Để phát hiện cần phải làm điện tâm đồ ít nhất một năm một lần nếu bình thường. Các phương tiện chẩn đoán cao hơn như đo điện tâm đồ 24 giờ (Holter), nghiệm pháp gắng sức tùy theo tình trạng bệnh nhân và sự đánh giá của thầy thuốc.

Có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường đau thần kinh và các biến chứng của nó bằng cách giữ lượng đường trong máu luôn được kiểm soát tốt, chăm sóc tốt chân và lối sống lành mạnh.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét