Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường


Bệnh tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, khi cơ thể thiếu insulin hoặc bị giảm đáp ứng với tác dụng của insulin, biểu hiện bằng lượng đường trong máu luôn tăng cao. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây các bệnh hiểm nghèo như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận liệt dương. Chính vì vậy ngoài chế độ vận động thể lực hợp lý thì chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường phải được quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình điều trị chữa bệnh tiểu đường.

chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết


Tại sao phải thực hiện chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường

Chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Áp dụng chế độ ăn kiêng đúng cách giúp: ổn định lượng đường huyết, bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường…

Chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường

Ăn uống như thế nào để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu là điều rất cần thiết và quan trọng đối với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

- Bệnh nhân nên ăn ít trong mỗi bữa ăn, ăn đều đặn, không bỏ bữa và nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

- Kiêng ăn uống các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mức, nước ngọt… và hạn chế ăn các loại thức ăn giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu, cháo…
- Không ăn các loại da, phủ tạng động vật. Bệnh nhân nên ăn cá nhiều hơn thịt, chú ý ăn các loại cá ít mỡ
- Bệnh nhân không nên ăn mặn và tránh ăn những thức ăn chế biến sẵn như mì tôm, patê, lạp xưởng, giò chả…
- Ăn nhiều trái cây tươi ít ngọt như thanh long, bưởi, cam , mận, sơri….
- Uống đủ nước (ít nhất là 2lít/ngày)
- Bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, bầu bí, mướp đắng, bông cải và các loại đậu.

Thực đơn ăn kiêng với bệnh tiểu đường

Hiện nay có rất nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong việc áp dụng chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường hằng ngày vì cần phải cân bằng lượng đường, tinh bột, dầu mỡ, thức ăn từrau xanh, hoa và các loại ngũ cốc…

Nhắc đến bữa ăn cho người tiểu đường, điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến là chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Tuy nhiên, chỉ cần một thực đơn hợp lý, bạn vẫn có thể thưởng thức những bữa ăn hấp dẫn mà vẫn duy trì ổn định mức đường trong máu. Dưới đây là những bước để giúp bạn xây dựng một thực đơn lành mạnh cho người tiểu đường:

Thực đơn bữa sáng ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua bữa ăn sáng. Theo hiệp hội tiểu đường Mỹ, bữa ăn sáng của bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm các thực phẩm cân bằng các chất dinh dưỡng bao gồm tinh bột, hoa quả và protein. Có thể ăn sáng nhẹ nhàng bằng một tô phở hoặc miến, mì, kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt Slaba với hàm lượng dinh dưỡng cao, có chứa các chất như omega -3, magie, canxy, chất chống oxy hóa là những chất giúp cân bằng lượng đường trong cơ thể.

Thực đơn bữa trưa ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường

Bữa trưa cho người tiểu đường cần bổ sung nhiều rau xanh như xà lách, cà chua, ớt đỏ, đậu đen và ngô. Để bổ sung protein, tốt nhất nên dùng thịt nạc thăn, thịt gà thì nên bỏ da. Người bệnh có thể bổ sung vitamin, chất xơ, omega-3 và magie bằng cách sử dụng 10g ngũ cốc nguyên hạt Slaba là cách tốt nhất.

Thực đơn bữa tối ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường

Bữa tối có thể bổ sung protein bằng các loại cá như cá hồi và đậu phụ. Rau xanh có thể sử dụng măng tây, bông cải xanh, đậu Hà Lan, cà chua vì đây là những thực phẩm chứa nhiều các chất có lợi cho người tiểu đường như: chất chống oxy hóa, magie tốt cho tim mạch, giúp đào thải cholesterol ra ngoài.

Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, chú ý loại bỏ thực phẩm nhiều dầu mỡ, tăng khẩu phần rau xanh, cùng các loại ngũ cốc, hạn chế bia rượu và nên kết hợp với việc tập thể dục hằng ngày để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Ngoài việc áp dụng chế độ cũng như thực đơn ăn kiêng bệnh tiểu đường hàng ngày thì người bệnh cần tích cực vận động thể dục. Vì tập thể dục đều đặn làm cho tim đập điều hòa, mạnh mẽ và làm mức đường trong máu dễ kiểm soát hơn. Người bệnh tiểu đường nên chọn những loại thể dục cần hoạt động chân tay nhiều và đều đặn như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội… mỗi tuần tập ít nhất 3-4 giờ, mỗi lần khoảng nửa giờ. Hãy tạo thói quen tập thể dục đều đặn, tuyệt đối tránh những loại thể dục có khuynh hướng chịu đựng cao như tập tạ, hít đất vì có thể làm tăng huyết áp.

Một chế độ tập thể dục và ăn uống hợp lý luôn là liều thuốc tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường giúp đẩy lùi căn bệnh này đặc biệt bệnh tiểu đường type 2.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét