Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Uống nước nhiều, tiểu nhiều và sụt cân là những biểu hiện của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, có phải đi tiểu nhiều lần chứng tỏ bạn bị tiểu đường hay không? 

Nguyên nhân gây tiểu nhiều

Mỗi ngày cơ thể con người thải ra khoảng 1,2 – 2 lít nước (trung bình khoảng 8 lần/ ngày). Nước tiểu được thải ra ngoài sau khi đã tích trữ tại bàng quang trong một lượng thời gian thích hợp.
Tiểu nhiều có thể do một số nguyên nhân sau:
- Sử dụng nhiều thức ăn, đồ uống lợi tiểu như caffeine, đồ uống có ga, rượu, cola.
- Uống nhiều nước ít vận động
- Phụ nữ mang thai thay đổi hormone đồng thời bài thai lớn dần, tử cung to gây chèn ép bàng quang làm cho bà bầu phải đi tiểu rất nhiều lần so với người bình thường.
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Viêm niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận cũng khiến bạn đi đái nhiều lần.
- Bên cạnh đó người bị bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt, bệnh tuyến tiền liệt cũng phải đi tiểu tiện nhiều hơn.

biểu hiện của bệnh tiểu đường

Đi tiểu nhiều lần có phải bị bệnh tiểu đường?
(Ảnh minh họa: Internet)
\

Vậy cách nhận biết tiểu nhiều là do bệnh đái đường như thế nào?

Căn cứ vào các dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Nếu lượng glucose trong máu tăng khiến cơ thể phải đào thải bớt qua đường nước tiểu. Do đó, thận sẽ lấy nước từ các bộ phận khác của cơ thể để làm loãng nước tiểu làm cho lượng nước trong bàng quang tăng lên sinh ra chứng đi tiểu nhiều lần.

Việc đi tiểu tiện nhiều lần sẽ khiến cơ thể bạn thiếu nước bởi vậy bạn luôn có cảm giác khát nước rồi lại đi tiểu. Cứ vòng tròn như vậy, cơ thể bạn càng thêm sa sút, đói và mệt mỏi. Đồng thời bạn thấy mình có biểu hiện tầm nhìn ngắn lại, tê và ngứa chân, da đổi màu hoặc khô, vết thương khó lành, bị tim mạch thì đó là dấu hiệu bạn đang bị tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Xét nghiệm đường máu.

Khi bạn đi tiểu nhiều lần kèm mệt mỏi, đói, sút cân, khô da, uống nhiều nước bất thường bạn nên làm xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
- Bạn nên sử dụng xét nghiệm đường huyết tại những thời điểm khác nhau như lúc đói hoặc sau ăn 2 tiếng mà bạn đo lượng đường huyết của mình trên 7 mmol/l có nghĩa là bạn đã bị bệnh tiểu đường.
- Bên cạnh đó bạn có thể làm thêm xét nghiệm HbA1c đo lượng đường máu gắn với Hemoglobin của hồng cầu để biết chính xác mình có bị bệnh tiểu đường hay không.
Ngoài ra, bạn nên có chế độ ăn uống, tập thể dục lành mạnh và đi khám bệnh định kỳ một năm ít nhất 2 lần để biết được mình có bị bệnh nan y như bệnh tiểu đường hay không.
Tiểu đường gây ra hiện tượng tiểu nhiều, tuy nhiên tiểu nhiều chưa chắc đã bị bệnh tiểu đường mà có có thể còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Chính vì vậy, mọi người cần nắm rõ dấu hiệu tiểu đường cũng như xét nghiệm để xác định mình có mắc bệnh hay không.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và nhồi máu cơ tim

Theo thống kê, hơn 75% bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch và hẹp mạch vành diễn biến âm thầm.

Đái tháo đường ( ĐTĐ) và nguy cơ biến chứng tim mạch.
ĐTĐ type 2 được định nghĩa bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính. ĐTĐ là một nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2-10 lần so với người không ĐTĐ.

Nguyên nhân là do tăng huyết áp động mạch, rối loạn lipid máu với LDL – C tăng, HDL – C giảm và nồng độ hemoglobine Alc (HbAlc).

Với những bệnh ĐTĐ type 2, những yếu tố nguy cơ này cần phải được kiểm soát hết sức chặt chẽ, nhất là đường huyết và/ hoặc nồng độ HbAlc.Tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong 10 năm giảm tới 15 % nếu nồng độ HbAlc giảm 0,9%. Điều này chứng tỏ kiểm soát đường huyết là một mục tiêu đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ. 

biến chứng của bệnh tiểu đường
Biến chứng về tim mạch mối lo ngại của người bị tiểu đường type 2.


Nguyên nhân gây bệnh

Người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ type 2 tương quan với lượng đường trong máu sau ăn và không liên quan với lượng đường trong máu khi đói. Điều chỉnh nồng độ đường huyết khi đói hoặc AbAlc hoặc cả hai mà không điều chỉnh đường huyết sau ăn sẽ không làm giảm được tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ. Ngược lại, kiểm soát chặt chẽ đường huyết trước và sau ăn cho phép làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.


biến chứng bệnh tiểu đường
Đường huyết tăng cao sau bữa ăn,
(Ảnh minh họa: Internet)

Người ta nhận thấy rằng tần suất nhồi máu cơ tim cao hơn 40% ở những bệnh nhân có nồng độ đường huyết sau ăn lớn hơn 10mmol/l so với những bệnh nhân có nồng độ đường huyết sau ăn thấp hơn 8mmol/l. Hàng loạt các nghiên cứu khoa học đã nhấn mạnh sự tương quan giữa mức độ tăng đường huyết sau ăn và nguy cơ tử vong tim mạch, độc lập với nồng độ đường huyết khi đói của bệnh nhân. 

Cần kiểm soát đường huyết sau ăn.

Hiện nay phần lớn bệnh nhân ĐTĐ tử vong đều do các biến chứng liên quan đến vữa xơ động mạch. Trong số các yếu tố cơ bản, tăng đường huyết mạn tính thể hiện bằng nồng độ HbAlc giữ vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm điều trị có kiểm soát được tiến hành ngẫu nhiên trên số lượng lớn bệnh nhân ĐTĐ đã đưa ra những kết luận quan trọng về hiệu quả điều chỉnh đường huyết sau ăn trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát bệnh lý tim mạch. Vì thế, không nên quan niệm chỉ cần khống chế lượng đường trong máu khi đói hoặc HbAlc của bệnh nhân ổn định là đạt mục tiêu điều trị.
Bình thường hóa và ổn định đường huyết khi đói, nồng độ HbAlc, nồng độ đường huyết sau ăn cần phải tiến hành một cách hệ thống và đồng bộ ngay từ khi chẩn đoán xác định người bệnh bị đái tháo đường hoặc rối loạn dung nạp glucose là những quan niệm mới trong kiểm soát và điều trị tích cực bệnh ĐTĐ hiện nay.

Hiện nay, biện pháp hiệu quả phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch đối với người bệnh ĐTĐ type 2 là quan niệm điều trị tích cực: tiếp cận chẩn đoán sớm, điều trị đồng bộ nhằm bình thường hóa và ổn định đường huyết khi đói và đặc biệt là đường huyết sau ăn.

Ngoài ra để điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn cũng cần phải duy trì thói quen tập luyện thể dục hàng ngày tránh tình trạng đã bị bệnh còn lười vận động.




NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Hạt dẻ cười thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống hàng ngày. Hạt dẻ cười có tác dụng rất tốt điều trị bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường type 2.

Người bị tiểu đường là những người có hàm lượng đường trong máu rất cao, bởi do nhiều nguyên nhân mà quá trình chuyển hóa glucozo của hormon insulin không hoạt động. Thể bệnh này không trực tiếp gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài mà không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ bị đe dọa đến tính mạng khi xảy ra các biến chứng như suy thận, tai biến mạch máu não,… Hiện nay có một số phương pháp giúp ngăn ngừa và điều trị đái tháo đường hiệu quả, cả trong đông y và tây y. Đặc biệt, theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới thì hạt dẻ cười có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bị tiểu đường, nhất là các thể tiểu đường tuýp 2. 

Hạt dẻ cười tốt cho người bị tiểu đường

Theo các nhà khoa học, việc ăn hạt dẻ cười thường xuyên và đều đặn có thể giúp bạn ngăn chặn và điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2. Sau đây là kết quả của một số nghiên cứu và các công bố khoa học liên quan đến vấn đề này.

hạt dẻ cười tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha trên 54 người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Số người này được chia ra làm hai nhóm có chế độ dinh dưỡng để dung nạp calo như nhau nhưng chỉ có một nhóm ăn thêm 57 – 60 g hạt dẻ cười mỗi ngày. Sau một thời gian thì cân nặng của hai nhóm là tương đương và hầu như không có gì thay đổi so với trước, tuy nhiên thì kết quả xét nghiệm máu thì hoàn toàn khác nhau. Trong đó, nồng độ đường huyết của nhóm ăn được ăn hạt dẻ cười hằng ngày giảm rõ rệt. Đó là dấu hiệu khả quan cho thấy loại hạt tự nhiên này giúp cơ thể người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết rất tốt.

Cũng tại hội nghị trên thì một báo cáo khác cũng chỉ ra rằng các dưỡng chất có trong hạt dẻ cười còn giúp làm giảm lượng cholesterole “xấu” trong cơ thể. Mà đây lại là thủ phạm gây ra tình trạng tắc mạch máu não dẫn đến tai biến. Do đó, mặc dù có hàm lượng chất béo cao nhưng các chất béo không bão hòa có trong loại hạt này lại rất có lợi cho sức khỏe nếu bạn ăn một lượng vừa đủ.

Giải pháp nào dành cho người bị tiểu đường?

Mặc dù đã có nhiều công bố về tác dụng của hạt dẻ cười đối với người bị tiểu đường nhưng trên thực tế thì vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định chắc chắn điều đó. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng tốt nhất là những người mắc thể bệnh này hãy kiểm soát đường huyết bằng cách duy trì cân nặng, có chế độ ăn khoa học và tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Bên cạnh đó, để giữ ổn định hàm lượng đường huyết, người bị tiểu đường còn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên quý như đông trùng hạ thảo dạng nước… từ lâu đã được công nhận về những tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh nói chung và điều trị đái tháo đường nói riêng. Những thảo dược này sẽ mang đến cho bạn hiệu quả bất ngờ chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng thôi đấy nhé.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Sữa dành cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa biến chứng. Trong đó sữa dành cho người tiểu đường cũng được đặc biệt chú ý, nó là nguồn dinh dưỡng bổ sung người bệnh tiểu đường để thay thế các bữa ăn chính.

sữa cho bệnh nhân tiểu đường
Người tiểu đường có uống được sữa không?

Không giống như người bình thường việc dùng sữa dành cho người bệnh tiểu đường cần được đặc biệt chú ý về cách sử dụng sao cho mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị và thực sự tốt cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những thông tin cần thiết giúp những bệnh nhân biết cách dùng sữa dành cho người tiểu đường.

Sữa dành cho người tiểu đường

- Sữa dành cho người tiểu đường chỉ được dùng với các loại sữa cho chỉ số đường huyết thấp.

- Cùng với chế độ ăn hợp lý, sữa dành cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết.

- Sữa dành cho người tiểu đường phải là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, cung cấp năng lượng hợp lý, dùng thay thế hoặc bổ sung cho bữa ăn của người đái tháo đường.
Các loại sữa dành cho người tiểu đường

Trong điều trị chăm sóc bệnh nhân tiểu đường ngoài chế độ ăn uống và vận động chúng ta cần chú ý đến việc lựa chọn các loại dành cho người tiểu đường sao cho phù hợp với từng người bệnh.
1. Sữa bò: Sữa dành cho người tiểu đường


Không chỉ có tác dụng thúc đẩy chiều cao của trẻ mà còn là loại sữa dành cho người tiểu đường. Chất béo, protein trong sữa bò không làm tiến triển bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em. Đồng thời, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.


sữa bò tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Sữa bò làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2​


2. Sữa đậu nành: Sữa dành cho người tiểu đường

Một trong những loại sữa dành cho người tiểu đường là sữa đậu nành. Không chỉ có vậy, trong sữa đậu nành không chứa cholesterol và chất béo bão hòa. Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim – một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.


sữa đậu nành tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Sữa đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người tiểu đường

3. Sữa hạnh nhân: Sữa dành cho người tiểu đường

Ngày nay, ngày càng nhiều người bị bệnh tiểu đường chọn sữa hạnh nhân là loại sữa dành cho người tiểu đường. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, sữa hạnh nhân có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm lượng insulin cần thiết.
Cách dùng sữa dành cho người tiểu đường

- Sữa dành cho người tiểu đường được dùng thay thế bữa ăn chính chứ không phải dùng để uống thêm như nhiều người lầm tưởng. Nếu người bệnh không thể dùng cơm trưa do mệt mỏi thì có thể thay thế bằng một ly sữa dành cho người tiểu đường.

sữa hạnh nhân dành cho người bệnh tiểu đường
Sữa dành cho người tiểu đường dùng để thay thế bữa chính

- Không nên kết hợp vừa dùng bữa cơm, vừa uống sữa, vì nếu uống tùy tiện dễ dẫn đến nguy cơ gia tăng đường huyết khiến bệnh nhẹ thành nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Người bệnh tiểu đường ăn uống đúng số bữa theo tuy định của bác sĩ, cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ năng lượng thích hợp. Nếu đã sử dụng đầy đủ các bữa ăn chính mà người bệnh còn uống thêm quá nhiều sữa dành cho người bệnh tiểu đường sẽ làm gia tăng năng lượng cho phép, dẫn đến thực trạng lên cân, thừa mỡ, ảnh hưởng đến nội tiết tố cần thiết có chức năng làm giảm đường huyết trong máu. Tốt nhất, nếu người bệnh vẫn ăn ngon và ăn đủ thì không nên sử dụng sữa dành cho người tiểu đường nữa.

- Trường hợp người bệnh tiểu đường không thể dùng được sữa dành cho người mắc bệnh này thì có thể sử dụng sữa tách béo, sữa không đường. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết trong sữa tách béo, sữa không đường vẫn cao hơn so với sữa dành cho người bệnh tiểu đường.



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Những món ăn phòng tránh biến chứng bệnh tiểu đường lên bàn chân

Bàn chân bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những biến chứng nặng và thường gặp nhất, xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Bàn chân bệnh đái tháo đường có nguyên nhân do nhiễm trùng, viêm thần kinh ngoại biên, chủ yếu là viêm tắc động mạch chi dưới… Một số món ăn cho biến chứng bàn chân bệnh đái tháo đường được đưa ra:

Gà lát đào nhân:

Vật liệu: Đào nhân 15g, ngưu tất 10g, gà giò 300g, hành hoa 5g, gừng nhuyễn 5g, nước tương 1 muỗng nhỏ, rượu 1 muỗng lớn, nước bột năng, muối, nước dùng, với mỗi thứ vừa đủ, dầu mè một ít, dầu ăn 100ml.

gà lát đào nhân ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Cách làm: Đào nhân sau khi rửa sạch giã nhuyễn, cho vào nồi nấu chín phân nửa; ngưu tất rửa sạch; gà giò chặt thành lát, trộn với nước tương. Đổ dầu vào chảo, đổ thịt gà xào sơ, vớt ra ráo dầu. Trong nồi chứa dầu, dùng hành gừng phi thơm, thêm rượu, thêm nước dùng vừa đủ, thêm thịt gà, đào nhân, nước tương, ngưu tất nấu sôi, vớt váng, chuyển lửa nhỏ tiềm chín, nêm muối, thêm nước bột năng làm xốt, rưới lên dầu mè thì hoàn tất.

Công hiệu: bổ khí hoạt huyết, tư bổ can thận. Thích hợp dùng cho người bệnh ĐTĐ vùng chân có cảm giác khác thường.

Canh chân gà thông mạch - giảm đau:

Vật liệu: Chân gà 0,5 kg, hoàng kỳ 10g, sinh địa 10g, quế chi 10g, đương quy 10g, huyền sâm 10g, kê huyết đằng 10g, tử hoa địa đinh 10g, hành đoạn 10g, rượu 1 muỗng canh, bột nêm và muối một ít, nước dùng vừa đủ.

Cách làm: Chân gà rửa sạch, chặt bỏ móng, trụng qua nước sôi, vớt ra dội sạch; các vị thuốc rửa sạch, bọc trong túi vải khâu kín. Cẳng gà cho vào nồi, thêm hành đoạn, bột nêm, rượu và nước dùng vừa đủ, sau khi nấu sôi bằng lửa mạnh chuyển lửa nhỏ nấu nửa giờ, thêm vào túi thuốc, nêm muối gia vị, nấu tiếp 20 phút, khi chân mềm thì hoàn tất.

Công hiệu: Thanh nhiệt lợi thấp giải độc, hoạt huyết thông lạc. Thích hợp dùng cho người bệnh ĐTĐ vùng chân làn da lở loét, hoại tử.

Gà giò hầm thuốc:

Vật liệu: Gà giò 1 con (khoảng 0,5kg), đỗ trọng 15g, thỏ ty tử 10g, quế chi 10g, kê huyết đằng 30g, củ hành 100g, gừng lát 20g, hành hoa 10g, tương cà chua 20g, tỏi băm 10g, rượu vang đỏ 1 muỗng canh, bột tiêu một ít, dầu ăn 1 muỗng canh.

gà giò hầm thuốc phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Cách làm: Gà giò rửa sạch, chặt lát vuông; các vị thuốc rửa sạch, bọc trong túi vải khâu kín; củ hành lột bỏ vỏ ngoài, thái lát. Đổ ít dầu vào nồi cho nóng, bỏ thịt gà xào sơ, lấy ra; lại đổ dầu vào nồi, bỏ vào củ hành xào sơ, thêm tiếp tương cà chua, xào sơ vào thịt gà đến khi ra dịch dầu màu đỏ, thêm nước vừa đủ, sau khi nấu sôi chuyển sang nồi đất. Túi thuốc cũng cho vào nồi đất, thêm gừng tươi, rượu vang, muối, dùng lửa nhỏ hầm khoảng 1 giờ. Trong thời gian chế biến, dùng đũa khuấy đảo vài lần để tránh khét dính đáy nồi; chờ đến khi thịt gà chín nhừ, loại bỏ túi thuốc, thêm vào tỏi băm, bột tiêu thì hoàn tất.

Công hiệu: Ôn dương tán hàn, tư bổ can thận, hoạt huyết thông mạch. Thích hợp dùng cho người bệnh ĐTĐ vùng chân có cảm giác khác thường.

Cháo ô long:

Vật liệu: Cá chạch 0,5kg, gạo 150g, cải trắng 50g, hành hoa 10g, nước tương 10g, rượu 1 muỗng canh, dầu ăn 10ml, rau thơm, bột tiêu, muối với mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm: Gạo vo sạch, ngâm nước nửa giờ; rau thơm rửa sạch thái đoạn; cải trắng rửa sạch thái sợi; cá chạch rửa sạch, để ráo nước, thái lát. Đổ dầu vào chảo, chiên cá cho thơm, theo đó đổ thêm 1 chén nước, thêm rượu, hầm cá đến chín, lấy ra, rưới lên nước tương. Gạo vo sạch cho vào nồi, thêm nước ninh cháo, thêm cá chạch, cải trắng, muối, bột tiêu, ninh khoảng 3 phút tắt bếp, rắc lên rau thơm và hành hoa thì hoàn tất.

Bao tử bò chiên:

Vật liệu: Bao tử bò 250g, nấm mèo ngâm nở 50g, măng 25g, tôm khô một ít, lòng trắng trứng 1 quả, hạt điều 5g, dầu ăn 50ml, nước tương 2 muỗng canh, rượu 1 muỗng canh, muối vừa đủ, dầu mè, bột nêm một ít, nước bột năng 20ml.

Cách làm: Bao tử bò thái lát, trần qua nước sôi, vớt ra để ráo nước, cho vào trong chén, thêm lòng trắng trứng, một ít nước bột năng và nước tương trộn đều; nấm mèo rửa sạch, xé vụn; măng thái lát. Đổ dầu vào chảo, bỏ vào hạt điều, dùng lửa nhỏ thắng ra màu thì vớt bỏ hạt điều, bao tử bò đã chấm hỗn hợp trên cho vào chảo dầu, chiên đến vàng, gắp ra. Chừa dầu trong chảo, thêm măng lát, nấm mèo, tôm khô, thêm nước tương, rượu, muối, bột nêm và một ít nước đun, đảo đều vài dạo, thêm vào bao tử bò trộn đều, dùng nước bột năng làm xốt, rưới dầu mè thì hoàn tất.

Sinh tố 5 màu:

Vật liệu: Lê 2 quả, củ năng 100g, củ sen tươi 200g, rau cần 200g, nấm mèo ngâm nở 50g.

Cách làm: Lê, củ năng, củ sen rửa sạch, mỗi thứ riêng biệt gọt vỏ, bỏ hột, thái lát nhỏ; rau cần rửa sạch, cắt đoạn; nấm mèo bỏ cuống rửa sạch. Tất cả các vật liệu cho vào máy xay, xay nhuyễn, gạn lọc, bỏ bã, lấy nước.

Trứng chiên củ hành:

Vật liệu: Củ hành 300g, trứng gà 3 quả, rượu 1 muỗng canh, dầu ăn 2 muỗng canh, muối vừa đủ, bột nêm một ít.

trứng chiên với hành tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Cách làm: Củ hành lột vỏ, rửa sạch, thái sợi. Trứng khuấy tan với rượu. Đổ dầu vào chảo, đổ trứng, chiên chín, thêm củ hành sợi đảo đều, thêm muối, bột nêm, xào đến khi củ hành thấm vị thì hoàn tất.

Măng xào chay:

Vật liệu: Măng tươi 250g, dầu ăn 1 muỗng canh, hành đoạn, gừng lát 5g, hạt điều 5g, muối vừa đủ, bột nêm một ít.

Cách làm: Măng gọt vỏ ngoài, thái lát, trụng trong nước sôi, vớt ra dội nước lạnh, để ráo. Đổ dầu vào chảo, thêm hạt điều thắng ra dầu, vớt bỏ hạt điều, thêm vào măng lát, hành đoạn, gừng lát xào đều, nêm muối, bột nêm, xào đến khi thấm vị thì hoàn tất.

Khổ qua hầm:

Vật liệu: Khổ qua (mướp đắng) 400g, khoai tây 100g, đậu Hòa Lan 100g, dầu ăn 2 muỗng canh, ớt khô 2 quả, gừng nhuyễn 5g, bột cà ri một ít, muối vừa đủ.

Cách làm: Khổ qua rửa sạch, bổ ra theo chiều dọc, bỏ ruột, thái lát nhỏ; khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, thái lát nhỏ; đậu Hà Lan rửa sạch; ớt khô cắt nhỏ. Đổ dầu vào chảo, thêm ớt khô, gừng nhuyễn phi thơm, thêm khổ qua, khoai tây, đậu Hà Lan xào giây lát, thêm ít nước, đậy nắp hầm 5 phút, lại thêm ít bột cà ri, muối. Xào giây lát thì hoàn tất.

Củ cải muối sợi cay:

Vật liệu: Củ cải muối 0,5 kg, hạt điều 5g, ớt khô 2 quả, nước tương 1 muỗng nhỏ, muối vừa đủ, dầu mè 1 muỗng nhỏ.

Cách làm: Củ cải muối rửa sạch, thái sợi, trụng qua nước sôi trong 1 phút, vớt ra để ráo; ớt khô cắt nhỏ. Đổ dầu mè vào chảo cho nóng, thêm hạt điều, thắng ra màu vàng vớt ra, thêm ớt khô, sau khi phi thơm, đổ vào củ cải muối sợi, nêm nước tương, muối trộn đều thì hoàn tất.

Cải bắp xào tỏi:

Vật liệu: Cải bắp 0,5 kg, tỏi 20g, bột nêm một ít, muối vừa đủ, dầu ăn 2 muỗng canh.

Cách làm: Tỏi lột vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn; cải bắp rửa sạch, thái lát. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm cải bắp xào sơ, thêm ít nước, đảo đều nhanh chóng, nêm muối, tỏi nhuyễn, xào đến khi cải mềm thấm vị, bỏ bột nêm đảo đều thì hoàn tất.

Mướp xào chay:

Vật liệu: Mướp 300g, dầu ăn 2 muỗng canh, gừng nhuyễn 5g, tỏi băm 5g, muối vừa đủ, bột nêm một ít.

Cách làm: Mướp rửa sạch, gọt vỏ ngoài, thái lát. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm gừng và tỏi, phi thơm, cho vào mướp, xào khoảng 10 phút, nêm muối, bột nêm trộn đều thì hoàn tất.





NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ cây tầm bóp


Trong tự nhiên có rất nhiều các bài thuốc hay chữa bệnh tiểu đường bằng các loại cây cỏ mọc dại đã được dùng phổ biến hoặc có khi bạn chưa biết tới. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu thêm đến người bệnh một vị thuốc từ cây dại tự nhiên là cây tầm bóp chữa bệnh tiểu đường cũng như các bệnh khác (viêm họng, ung nhọt,…) hiệu quả. Hãy cùng tham khảo ngay dưới đây nhé.

Nhận diện cây tầm bóp và công dụng chữa bệnh hiệu quả


chữa bệnh tiểu đường bằng cây tầm bóp
Cây tầm bóp. Ảnh internet

Cây tầm bóp là một loại cây dại mọc hoang tại ven các đường, bò ruộng, bãi đất hoang ở nhiều nơi tại vùng quê. Đây là một loại cây thảo, thân có nhiều góc, rủ xuống; lá mọc so le có hình bầu dục, cuống là dài.,… Điểm nổi bật dễ dàng nhận biết nhất ở cây này chính là có quả mọng, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ và được bọc bên trong bao như một cái túi, bên trong có rất nhiều hạt. Trẻ em vùng nông thôn thường hái lấy túi quả tầm bóp, xé bỏ lớp bao rồi bóp quả sẽ thấy phát ra tiếng. 

Tầm bóp không đơn thuần là một loại cây mọc dại mà được sử dụng làm dược liệu để chữa nhiều căn bệnh hiệu quả. Theo đông y, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả. Bài thuốc từ cây tầm bóp còn được dùng để chữa bệnh tiểu đường, viêm họng,… hiệu quả. Bộ phận của cây được dùng để chữa bệnh là thân, lá, quả và rễ cây. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần. 
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường và các bệnh khác từ cây tầm bóp 

- Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường: dùng món ăn bài thuốc từ rễ cây tầm bóp ở dạng tươi đem nấu với tim lợn và bột chu sa để uống ngày 1 lần. Dùng thuốc liên tục từ 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả. 

- Bài thuốc chữa nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 – 80g cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày. 

- Bài thuốc chữa viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc: dùng cây tầm bóp khô hoặc tươi để sắng nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 – 5 ngày liền sẽ khỏi bệnh. Ngoài ra bài thuốc còn có thể dùng cho các trường hợp bị bệnh thủy đậu, phát ban đỏ, tiểu ít,… 



NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Bài thuốc hay từ lá xoài non chữa bệnh tiểu đường


Lá xoài non là một trong những bài thuốc đơn giản mà hiệu quả để điều trị bệnh tiểu đường.

Hiệu quả trị bệnh tiểu đường của lá xoài non

Bệnh tiểu đường, hay đái tháo đường, là một căn bệnh thuộc về chứng bệnh tiêu khát trong y học cổ truyền. Người bị bệnh tiểu đường ngoài việc chữa bằng thuốc Tây thì cũng có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để trị bệnh rất an toàn và đem đến hiệu quả cao.

Một trong những loại thảo dược trị tiểu đường có hiệu quả là lá xoài non. Trong y học cổ truyền phương Đông, xoài được coi là một trong những loại cây có dược tính mạnh, lá cây có tính mát, vị chua ngọt. Các bộ phận của cây xoài như vỏ, quả, lá đều có thể được sử dụng làm thuốc để trị bệnh tiểu đường và các bệnh về hô hấp như ho, viêm phế quản hoặc bệnh phù thũng.

chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non
Một trong những loại thảo dược trị tiểu đường có hiệu quả là lá xoài non (Ảnh minh họa: Internet)

Y học phương Tây cũng đã có không ít các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả của lá xoài. Các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland (Australia) khi nghiên cứu về bệnh tiểu đường đã ghi nhận rằng, trong xoài có nhiều những hợp chất có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc chuyên trị tiểu đường đồng thời làm giảm nồng độ cholesterol. Nhiều nghiên cứu khác thì chỉ ra trong lá xoài có chất anthxyanhdin có công dụng hạ đường huyếtcũng như phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.

Ngày nay, đã có nhiều thầy thuốc ở những nơi có nền y học tiên tiến như châu Âu, châu Mỹ sử dụng lá xoài như một phương thuốc hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Cách dùng lá xoài non để trị bệnh tiểu đường

Để điều trị bệnh tiểu đường, lấy khoảng 5 lá xoài non cắt nhỏ thành sợi rồi cho vào cốc, tiếp đó đổ nước sôi vào rồi đậy lại và để một qua đêm. Sáng hôm sau người bệnh tiểu đường uống hết cốc nước lá xoài này và bỏ phần xác lá còn lại.

Ở những địa phương hiếm xoài như trong thành thị thì có thể dùng lá xoài đem đi phơi khô sau đó nghiền thành bột để giữ được lâu và không hư hỏng. Với cách này, bạn lấy nửa thìa cà phê bột lá xoài sau đó pha loãng với một ly nước đầy rồi uống vào mỗi buổi sáng và buổi chiều.

Một số lưu ý khi sử dụng

Mặc dù có tác dụng trong điều trị bệnh tiểu đường, song việc sử dụng lá xoài quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây ra những tác động tiêu cực. Do có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên nếu uống quá nhiều lần trong một ngày sẽ có thể khiến cho lượng đường huyết bị giảm thấp, gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác, không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, cả Đông y lẫn Tây y. Do đó, lựa chọn tốt nhất là nên uống cách nhau một khoảng thời gian từ 2-3 tiếng.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.467.088 - 0971.995.846

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội